Tìm kiếm
Tìm kiếm

Tác hại của thuốc lá truyền thống và cách bỏ thuốc tốt nhất 2018

Thuốc lá truyền thống gây bệnh tật và tử vong, và vô vàn những tác hại kinh khủng khác. Hút thuốc gây hại cho mọi cơ quan trong cơ thể. Phổi của người hút thuốc thâm niên là một khối đen và mục nát. Tim, mạch máu, gan và khả năng sinh sản của bạn đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hút thuốc lá và hóa chất trong thuốc lá.

Mục lục

Tại sao thuốc lá có hại?

Chúng ta đều biết thuốc lá có hại cho sức khỏe. Nhưng ít ai biết được rằng, trong điếu thuốc lá chứa thành phần gì mà lại có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng như vậy.

Trong một điếu thuốc lá chứa xấp xỉ 600 thành phần. Khi điếu thuốc được đốt đến nhiệt độ cháy rất cao, thường là 600-800 độ C, nó sẽ giải phóng ra hơn 7000 hóa chất. Trong đó ít nhất là 69 hóa chất được xác nhận là nguyên nhân gây nên ung thư và nhiều hóa chất khác là siêu độc tố.

Hút thuốc lá là hít một hơi sâu khói thuốc lá vào phổi mà thành phần của nó chính là gần 7000 hóa chất nguy hiểm đó.

Thành phần của thuốc lá truyền thống

Lấy Nicotine làm ví dụ. Sau khi hít phải, chất nicotin đi vào não sau 7 giây. Nicotine gây co thắt mạch, từ đó phá hủy quá trình đưa oxy đến các mô. Co thắt các mạch máu nhỏ làm cho da bị lão hóa.

Tưởng tượng một điếu thuốc lá đã hút làm mất 1/4 lượng vitamin C hàng ngày, hãy tính xem bạn đã mất đi biết bao nhiêu vitamin C trong từng đó thời gian hút thuốc? Đừng quên rằng nếu thiếu vitamin C, cơ thể chúng ta hầu như không hấp thu được bất kỳ loại vitamin và các chất khác.

Những cách bỏ thuốc và giảm độc hại

Nhà văn Mỹ Mark Twain, một người nghiện thuốc nặng, đã đùa rằng: “Bỏ hút thuốc lá rất dễ dàng. Tự bản thân tôi đã bỏ thuốc lá rất nhiều lần“. Một lời nói đùa rất đáng yêu, nhưng buồn, vì bỏ hút thuốc – thực sự không phải là một điều dễ dàng. Cơ thể của người hút thuốc cần nicotin, và đây chính là nghiện.

Ngoài ra, cùng với thời gian, người hút thuốc đã hình thành nên thói quen. Với lấy điếu thuốc, rút nó ra khỏi bao, châm thuốc, rít thuốc, thả khói – ngay cả cơ thể cũng cần phải có một liều nicotin thường xuyên. Ngoài ra còn có thói quen giao tiếp và trò chuyện trong khi hút thuốc. Và thói quen nghỉ ngơi và thư giãn trong khi làm việc – cũng với một điếu thuốc.

Nói chung, chúng ta phải chiến đấu không phải với một, mà là với một vài thói quen dai dẳng. Và cuộc đấu tranh này, không may, thường kết thúc bằng sự chiến thắng của thuốc lá.

WTO khuyên chúng ta nên bỏ thuốc lá theo 3 cấp độ:

  • Điều trị nhân thức, thay đổi hành vi: chỉ ra lý do, hoàn cảnh, môi trường thúc đẩy việc hút thuốc lá, và lý do cần ngừng bỏ hút. Cũng cần củng cố lý do và quyết tâm muốn cai thuốc lá.
  • Dùng chế phẩm nicotine thay thế: Nicotine thay thể có thể được cung cấp qua nhiều dạng khác nhau như: viên thuốc nhai, viên thuốc ngậm dưới lưỡi, nicotine hít (thuốc lá điện tử) và phổ biến nhất là miếng dán trên da.
  • Điều trị bằng hóa chất buprobion và varenicline: Buprobion và varenicline tác động lên hệ thống thần kinh làm người nghiện hút thuốc lá giảm hẳn ham muốn hút thuốc lá.

Trong đó, phương pháp thứ hai chính là phương pháp khả quan nhất và hiện đang được áp dụng rộng rãi.

Đôi điều bàn luận

Bốn “lý do, lý trấu”

Người hút thuốc thường có bốn cớ để ngụy biện:

(1) Thuốc lá không thể thiếu khi uống cà phê, ăn nhậu… đặc biệt là khi dùng những thực phẩm nặng mùi, tanh, béo…

(2) Hút thuốc để tiêu sầu. Thật ra, buồn rầu có nhiều lý do, nếu buồn lo vì kinh tế kém lại hút thuốc nữa thì càng bế tắc hơn…

(3) Hút thuốc để “giết” thời gian, ví dụ thân nhân đang nhập viện, vợ đang chờ đẻ, chờ tàu xe…

(4) Hút thuốc để lấy cảm hứng sáng tác. Điều này không hẳn đúng. Nhiều văn nghệ sĩ không hút thuốc vẫn sáng tác nhiều tác phẩm nổi danh, như nhà văn Nguyên Ngọc và điêu khắc gia Phạm Văn Hạng.

Theo ông Phạm Văn Hạng, người tạo dựng tượng Mẹ dũng sĩ, Đất lành chim đậu, cầu Rồng Đà Nẵng, cho rằng “nghệ sĩ thường hay hút thuốc chứ không phải hút thuốc mới thành nghệ sĩ”.

Bốn tình huống bỏ thuốc

Nhiều người nghiện nặng đến độ nằm hút thuốc trong màn, thiếu thuốc lá đi lượm tàn để tận thu hút lại. Hay dám tuyên bố (vui) là “bỏ vợ còn hơn bỏ thuốc lá” nhưng sau đó lại cai được thuốc lá.

Tổng hợp lại có những tình huống lý thú như sau:

(1) Đi thăm một người thân bệnh hô hấp về, đặc biệt là bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc ung thư phổi…

(2) Bản thân bị mắc bệnh, không nhất thiết là bệnh phổi, phải nằm viện điều trị và mục sở thị những trường hợp mắc bệnh điển hình do thuốc lá

(3) Bị vợ con, đặc biệt là bạn gái, chê hôi miệng và hơi thở nặng mùi khó ưa. Nhiều cô gái ra yêu sách chọn một trong hai “bồ hoặc thuốc”. Thế là cánh đàn ông phải đành bỏ hút và (4) có công việc làm say mê. Phải lao vào giải quyết. Làm ngành y, tôi thấy rất nhiều bác sĩ, trong đó có tôi, lãnh đạo tôi, em ruột tôi… đã bỏ thuốc lá vì lý do “bận việc” này, đúng câu cách ngôn xa xưa: “Nhàn cư vi bất thiện”.

– Theo Báo Dân Trí –

Với ngần đó những nỗ lực bỏ thuốc, thuốc lá IQOS ra đời như một cuộc cách mạng dành cho những người hút thuốc. Đặt lên bàn cân với thuốc lá truyền thống, ta có thể thấy rõ ràng những ưu điểm vượt trội của công nghệ IQOS Heat Not Burn đối với sức khỏe của người tiêu dùng và những người xung quanh.

iqos-vs-thuoc-la

Xem thêm: IQOS có hại không?

Tóm lại

Việc cai thuốc lá thành công hay không, trước tiên là tùy thuộc vào sự quyết tâm của con người chứ không phải dựa vào những sản phẩm thay thế như Vape, Pod System hay IQOS hoặc các thần dược như truyền thông vẫn tâng bốc lên trời xanh. Và ngay cả khi dừng hút, tác hại của thuốc lá truyền thống đối với cơ thể vẫn còn tồn tại 10 – 15 năm. Thuốc lá là kẻ giết người thầm lặng. Bản thân ta chính là công cụ của chúng.

Nhưng vẫn còn kịp để bạn hành động nói không với thuốc lá ngay hôm nay. Để cứu chính mình và người thân của mình.

Liên hệ với Thành Lâm HnB ngay.

SĐT:  0967676688

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
On Key

Related Posts